Bệnh dịch và bệnh… lạ ở trẻ

Có những bệnh trẻ em tuy không mới những vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều cha mẹ.

 
yahoo

Ngoài những dịch bệnh mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết và lường trước, có những bệnh tuy không mới nhưng vẫn còn khá lạ lẫm, bất ngờ xảy đến khiến nhiều mẹ hoang mang.

Cùng tìm hiểu về những căn bệnh này để bớt lúng túng nếu chẳng may cục cưng mắc phải, các mẹ nhé! Nên nhớ rằng bên cạnh những bệnh xuất hiện theo mùa, còn có khá nhiều bệnh đến giờ y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Dịch bệnh "đến hẹn lại lên"

Hàng năm, căn cứ vào khoảng tháng 9 – tháng 11, các loại dịch bệnh lại được dịp hoành hành. Tại các bệnh viện nhi, đặc biệt là Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, số trẻ đến khám tăng đáng kể.

Trong đó, số trường hợp trẻ bị ho, sốt chiếm phần lớn. Có những trẻ nhập viện trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, viêm phổi nặng do trước đó bé ho kéo dài mà cha mẹ chủ quan.

Các bác sĩ cho biết, nền nhiệt ngày nắng hanh, trong khi sáng sớm và đêm lại lạnh đã khiến đường hô hấp của trẻ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản… Những bệnh này nếu không điều trị tốt và kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, gây nên bệnh mạn tính…

Không khí ẩm trong thời gian này còn là môi trường thích hợp để virus rota gây tiêu chảy cấp phát triển. Bệnh này cũng thường gặp ở trẻ nhỏ, khả năng lây nhiễm rất cao, có thể tử vong.

Bệnh dịch và bệnh… lạ ở trẻ - 1

Chưa hết, tháng 9, 10, 11 hàng năm cũng là thời điểm bùng phát của các bệnh viêm da do côn trùng đốt. Biểu hiện của bệnh thường là rát bỏng, ban đỏ, phù nề, mụn mủ, tổn thương theo hình dải, nền hơi cộm, dài 1,5 cm, rộng 3 – 10 mm, trên đó có mụn nước ở giữa, có vùng hơi lõm hình tròn hoặc bầu dục.

Trẻ em mắc phải bệnh này có thể bị sốc phản vệ, tay chân lạnh, mi mắt phù nề, mạch và huyết áp tụt… gây nguy hiểm đến tính mạng. Một ví dụ điển hình trong thời gian gần đây, chính là sự "tấn công" rầm rộ của kiến ba khoang. Trong cơ thể của loại côn trùng này có chứa độc tố Pederin có độc tính cao gấp 10 – 15 lần nọc rắn hổ. Kể cả khi con vật chết khô thì độc tính vẫn tồn tại đến tận 8 năm.

Tuy nhiên, với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người. Dù vậy, mối đe dọa của nó vẫn khiến nhiều bà mẹ có con nhỏ lo sợ.

Bệnh… bất thình lình

Ngoài những dịch bệnh mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết và lường trước để giúp bé phòng tránh, còn có những bệnh bất thình lình xảy đến khiến không ít bố mẹ trở tay không kịp.

Chúng không phải dịch bệnh, không phải bệnh nan y, xuất hiện đã lâu nhưng vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều người khiến nhiều phụ huynh chủ quan để rồi khi bệnh trở nặng lại trở tay không kịp. Kawasaki là một bệnh như thế.

Bệnh dịch và bệnh… lạ ở trẻ - 2

Khá nhiều trẻ mắc Kawasaki mà cha mẹ không biết (Ảnh minh họa).

Bài liên quan:

Sớm phát hiện và chăm trẻ bị TCM

'Thủ sẵn' dầu tràm trị cúm cho trẻ

Dấu hiệu bệnh lý 'cực xấu' ở trẻ (P.cuối)

Trẻ ngộ độc thuốc nhỏ mũi: Lỗi tại mẹ!

Trước đây, rất ít người mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, từ cuối năm 2009 đến nay, số lượng bệnh nhân bị căn bệnh này tấn công ngày càng nhiều, đặc biệt là trẻ em. Điều đáng nói là phần lớn các bậc phụ huynh đều thiếu hiểu biết về bệnh Kawasaki, chỉ nghĩ là sốt thông thường nên cho trẻ nhập viện quá trễ.

Điều này đã làm cho bệnh biến chứng nặng hơn, đặc biệt là biến chứng lên tim mạch rất dễ gây tử vong.

Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 vẫn tiếp nhận khá nhiều trẻ bị mắc Kawasaki. Minh Tuấn, 5 tuổi, là một trong những trường hợp như thế. Chị Tuyết, mẹ bé, kể rằng thấy bé bỗng nhiên bị sốt cao, nổi ban đỏ khắp người, chị vội vã đưa con đến bệnh viện gần nhà. Lúc đầu, ai cũng nghĩ bé bị sốt xuất huyết nhưng thử máu thì không phải.

Khi thấy bé bị đỏ rộp ở môi, tay chân bị loét, bong da, nhiều người lại nghi là rubella. Thấy bệnh con ngày càng diễn biến bất thường, chị Tuyết đưa bé đến gặp một bác sĩ tư thì được chẩn đoán là bé bị bệnh Kawasaki.

Lúc đó, dù chưa nghe đến bệnh này bao giờ, không biết mức độ nguy hiểm thế nào nhưng cả nhà đã mau chóng đưa bé lên Nhi đồng 2, TP. HCM. Hiện giờ, bé đang được các bác sĩ theo dõi để tiến hành tiêm thuốc đặc trị.

Cần cảnh giác cao độ

Cùng chung tâm trạng với chị Tuyết, chị Nguyễn Thị Dung, nhà ở Biên Hòa, Đồng Nai, mấy hôm nay cũng mất ăn mất ngủ vì con. Bé Nguyễn Minh Hoàng mới được bốn tháng tuổi đã phải nhập viện gấp vì sốt cao đến 40 độ C, kéo dài liên tục.

Đến giờ, chị Dung vẫn chưa hết bàng hoàng bởi lúc đầu, thấy tình trạng nguy kịch của bé, cả nhà ai cũng đã nghĩ đến tình huống xấu nhất. May có người quen ở bệnh viện gần nhà nên chị sớm làm được thủ tục chuyển con lên Nhi Đồng 2 kịp thời.

Không may mắn được như bé Minh Hoàng, bé Đặng Phước Toàn (17 tháng tuổi) hiện đang phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, mẹ bé Phước Toàn, mếu máo kể: Khi thấy con sốt cao, khắp người nổi ban đổ, tôi đưa cháu đến Bệnh viện Bà Rịa.

Cháu nằm đó 7 ngày nhưng bác sĩ khi thì chẩn đoán là sốt siêu vi, lúc lại nói là viêm phổi. Trong suốt thời gian nằm viện, con tôi phải truyền thuốc liên tục, một ngày 3 cữ, mỗi cữ cả tiếng đồng hồ… Đến ngày thứ 10, con tôi hạ sốt, bác sĩ cho xuất viện. Được 3 hôm, cháu lại sốt cao đến 40 độ C, cả nhà sợ hãi, đưa lên Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ cho biết rằng con tôi bị… bệnh gì đó của Nhật Bản.

Hiện giờ, chị Thảo đang vô cùng lo lắng. Bởi lẽ, mặc dù con chị không còn sốt nhưng các bác sĩ nói bệnh đang tạm thời lặn vào trong, có thể ảnh hưởng đến tim do phát hiện và điều trị trễ.

Được biết, chi phí để chữa bệnh lên đến khoảng ba, bốn chục triệu đồng. Chị sụt sùi: " Nhà tôi nghèo, số tiền đó là rất lớn. Giờ thì vợ chồng tôi đang phải xoay sở vay mượn khắp nơi để chữa trị cho con, chỉ mong con bình phục ".

1. Phần lớn phụ huynh đều thiếu hiểu biết về bệnh Kawasaki nên cho trẻ nhập viện quá trễ. Điều này đã làm cho bệnh biến chứng nặng hơn, có thể gây tử vong.

2. Bệnh chân tay miệng tăng 81,5% so với năm trước

Theo báo cáo mới nhất của ngành y tế ngày 20/10, cả nước đã nghi nhận 103.561 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành; tăng 81,5% so với cùng kỳ năm 2011. Số trường hợp mắc sốt xuất huyết là 51.256 người, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2011.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng khuyến cáo thêm một số bệnh mới nổi có tỷ lệ tử vong cao tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đại dịch là cúm A (H5N1), viêm đường hô hấp cấp nặng do chủng mới của virus corona.

Theo Minh Minh (Mẹ yêu bé)

Trẻ dồn dập nhập viện

Thời tiết thay đổi những ngày qua làm rất nhiều trẻ bị các bệnh lý hô hấp, tai mũi họng… phải đi khám và điều trị khiến nhiều bệnh viện quá tải trầm trọng

Theo ghi nhận của phóng viên sáng 16-10, tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương - Hà Nội, dù có tới 50 phòng nhưng đến cuối buổi, mỗi phòng đều tiếp nhận 60-80 bệnh nhi, cá biệt có phòng khám chuyên khoa lên đến 90 cháu. Hầu hết bệnh nhi đều bị các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, hen phế quản, tay chân miệng, tim mạch... Tình trạng này kéo dài đã nhiều ngày nay.

Nhiều bệnh vào mùa

Bác sĩ (BS) Lê Thị Hồng Hạnh, Phó trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Trung ương, cho biết bình thường, mỗi ngày khoa chỉ tiếp nhận 10-15 bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết chuyển mùa, có ngày khoa tiếp nhận và cấp cứu cho hàng chục, thậm chí cả trăm cháu.

Ở Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, hiện trung bình mỗi ngày có trên 300

bệnh nhi điều trị nội trú vì các bệnh hô hấp . Ảnh: HỒNG THÚY

Phần lớn bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp. Nhiều cháu nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Theo BS Hạnh, thời tiết miền Bắc thay đổi như hiện nay là cực "nhạy" với trẻ em. Với nền nhiệt ban ngày và đêm chênh lệch nhau khá nhiều, trẻ không thích ứng kịp nên dễ nhiễm bệnh. Kiểu thời tiết này cũng rất thích hợp cho vi khuẩn, virus phát triển và tấn công trẻ do hệ hô hấp của các cháu chưa hoàn thiện.

Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai - Hà Nội, số lượng trẻ tới khám và điều trị những tuần gần đây tăng khoảng 40%-50% so với bình thường. Trung bình, mỗi ngày, khoa này tiếp nhận hơn 200 bệnh nhi, trong đó quá nửa là do sốt virus và các bệnh đường hô hấp.

Ở TPHCM, các BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và khoa nhi của nhiều BV khác cũng có số lượng trẻ em phải đến khám, nhập viện vì những bệnh về hô hấp tăng cao suốt vài tuần gần đây. Tại Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, đây là thời điểm đông bệnh nhi nhất trong năm với trung bình trên 300 cháu nội trú; thậm chí, có ngày con số thống kê đạt mức trên 350.

Theo ThS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, ở khu vực miền Nam, bệnh nhi hô hấp thường cao nhất trong những tháng 8, 9 và 10, đến tháng 11 mới giảm đôi chút, tháng 12 giảm rõ rệt và tháng 1 năm sau thì tạm "yên ắng". "Đây là thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi" - BS Tuấn giải thích.

Số trẻ em bị các bệnh về đường hô hấp điều trị ngoại trú tại các BV, phòng khám ở TPHCM cũng tăng cao. Các bệnh nhi hen suyễn dễ lên cơn ở thời điểm này do nhiễm trùng hô hấp. Theo BS Tuấn, trong các bệnh này thì viêm tiểu phế quản chiếm số lượng nhiều nhất. Đây lại là một căn bệnh nguy hiểm, thường chỉ gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ càng nhỏ thì  càng dễ nặng. BS Tuấn cảnh báo: "Đây là một loại bệnh do virus gây ra. Lưu ý là người lớn và trẻ lớn cũng có thể nhiễm loại virus này.

Bệnh diễn biến rất nhanh

Theo một số BS nhi khoa, nhiều bậc cha mẹ thường căn cứ vào dấu hiệu trẻ bị ho, sốt để cho con đi khám. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, đây không phải là những dấu hiệu đặc hiệu. Cùng là bệnh cúm mùa nhưng trẻ lớn có thể sốt rất cao, hắt hơi, ho, sổ mũi..., trong khi với trẻ sơ sinh, thường diễn biến nặng và rất nhanh nhưng biểu hiện lâm sàng kín đáo nên khó phát hiện và dễ bỏ qua. Vì thế, có những trẻ không sốt cao và ho nhiều nhưng khi phát hiện đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.

PGS-TS-BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, lưu ý các bậc phụ huynh, nếu thấy trẻ bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc thở nhanh, thấy rõ 2 cánh mũi phập phồng thì cần đưa đi khám sớm. Thậm chí, kể cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, không nhanh nhẹn như mọi ngày cũng có thể là dấu hiệu của bệnh. Với trẻ bị sốt virus thông thường, có thể chăm tại nhà sau khi có hướng dẫn của thầy thuốc. Sau 3 ngày kể từ khi được BS khám, nếu vẫn còn sốt, cần đưa trẻ khám tại cơ sở y tế vì nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng giống sốt virus. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất dễ bị viêm phổi do cha mẹ chủ quan.

Nhiều BS nhi lưu ý thời điểm này bắt đầu vào mùa tiêu chảy do Rotavirus nên cha mẹ cần chú trọng hơn. Tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như cảm lạnh, ngộ độc thực phẩm; thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ mọc răng. "Chính những nhầm lẫn đáng tiếc đó khiến không ít trẻ nhập viện trong tình trạng mất nước do không được điều trị đúng cách" - TS Dũng cảnh báo.

Phòng bệnh hô hấp

BS Trần Anh Tuấn cho biết để phòng bệnh, phụ huynh cần lưu ý rửa tay cho trẻ thường xuyên và rửa tay cho chính mình khi chăm sóc các cháu nhằm tránh việc vô tình thành trung gian truyền bệnh cho trẻ. Khi thời tiết trở lạnh, nên lưu ý giữ ấm cho trẻ, nhất là các cháu dưới 12 tháng tuổi; đồng thời, thay quần áo thoáng mát cho trẻ khi trời nóng, ngột ngạt. Không nên cho trẻ tiếp xúc với người lớn hay trẻ khác đang bị các  bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khi sử dụng quạt máy nên để ở mức vừa phải, nhiệt độ máy lạnh không quá chênh lệnh với thời tiết bên ngoài.

Ngoài ra, nên chủng ngừa cúm cho trẻ từ lúc này. Các cháu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ như trẻ mắc hen suyễn, bệnh tim, thận mãn tính thì càng nên được chủng ngừa.

NGỌC DUNG - ANH THƯ

Thời tiết thay đổi: Trẻ dồn dập nhập viện

Ở Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, hiện trung bình mỗi ngày có trên 300

bệnh nhi điều trị nội trú vì các bệnh hô hấp . Ảnh: HỒNG THÚY

Thời tiết thay đổi những ngày qua làm rất nhiều trẻ bị các bệnh lý hô hấp, tai mũi họng… phải đi khám và điều trị khiến nhiều bệnh viện quá tải trầm trọng.

  • Chuyển mùa: đề phòng bệnh hô hấp

Theo ghi nhận của phóng viên sáng 16-10, tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương - Hà Nội, dù có tới 50 phòng nhưng đến cuối buổi, mỗi phòng đều tiếp nhận 60-80 bệnh nhi, cá biệt có phòng khám chuyên khoa lên đến 90 cháu. Hầu hết bệnh nhi đều bị các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, hen phế quản, tay chân miệng, tim mạch... Tình trạng này kéo dài đã nhiều ngày nay.

Nhiều bệnh vào mùa

Bác sĩ (BS) Lê Thị Hồng Hạnh, Phó trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Trung ương, cho biết bình thường, mỗi ngày khoa chỉ tiếp nhận 10-15 bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết chuyển mùa, có ngày khoa tiếp nhận và cấp cứu cho hàng chục, thậm chí cả trăm cháu.

Phần lớn bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp. Nhiều cháu nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Theo BS Hạnh, thời tiết miền Bắc thay đổi như hiện nay là cực "nhạy" với trẻ em. Với nền nhiệt ban ngày và đêm chênh lệch nhau khá nhiều, trẻ không thích ứng kịp nên dễ nhiễm bệnh. Kiểu thời tiết này cũng rất thích hợp cho vi khuẩn, virus phát triển và tấn công trẻ do hệ hô hấp của các cháu chưa hoàn thiện.

Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai - Hà Nội, số lượng trẻ tới khám và điều trị những tuần gần đây tăng khoảng 40%-50% so với bình thường. Trung bình, mỗi ngày, khoa này tiếp nhận hơn 200 bệnh nhi, trong đó quá nửa là do sốt virus và các bệnh đường hô hấp.

Ở TPHCM, các BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và khoa nhi của nhiều BV khác cũng có số lượng trẻ em phải đến khám, nhập viện vì những bệnh về hô hấp tăng cao suốt vài tuần gần đây. Tại Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, đây là thời điểm đông bệnh nhi nhất trong năm với trung bình trên 300 cháu nội trú; thậm chí, có ngày con số thống kê đạt mức trên 350.

Theo ThS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, ở khu vực miền Nam, bệnh nhi hô hấp thường cao nhất trong những tháng 8, 9 và 10, đến tháng 11 mới giảm đôi chút, tháng 12 giảm rõ rệt và tháng 1 năm sau thì tạm "yên ắng". "Đây là thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi" - BS Tuấn giải thích.

Số trẻ em bị các bệnh về đường hô hấp điều trị ngoại trú tại các BV, phòng khám ở TPHCM cũng tăng cao. Các bệnh nhi hen suyễn dễ lên cơn ở thời điểm này do nhiễm trùng hô hấp. Theo BS Tuấn, trong các bệnh này thì viêm tiểu phế quản chiếm số lượng nhiều nhất. Đây lại là một căn bệnh nguy hiểm, thường chỉ gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ càng nhỏ thì  càng dễ nặng. BS Tuấn cảnh báo: "Đây là một loại bệnh do virus gây ra. Lưu ý là người lớn và trẻ lớn cũng có thể nhiễm loại virus này.

Bệnh diễn biến rất nhanh

Theo một số BS nhi khoa, nhiều bậc cha mẹ thường căn cứ vào dấu hiệu trẻ bị ho, sốt để cho con đi khám. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, đây không phải là những dấu hiệu đặc hiệu. Cùng là bệnh cúm mùa nhưng trẻ lớn có thể sốt rất cao, hắt hơi, ho, sổ mũi..., trong khi với trẻ sơ sinh, thường diễn biến nặng và rất nhanh nhưng biểu hiện lâm sàng kín đáo nên khó phát hiện và dễ bỏ qua. Vì thế, có những trẻ không sốt cao và ho nhiều nhưng khi phát hiện đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.

PGS-TS-BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, lưu ý các bậc phụ huynh, nếu thấy trẻ bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc thở nhanh, thấy rõ 2 cánh mũi phập phồng thì cần đưa đi khám sớm. Thậm chí, kể cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, không nhanh nhẹn như mọi ngày cũng có thể là dấu hiệu của bệnh. Với trẻ bị sốt virus thông thường, có thể chăm tại nhà sau khi có hướng dẫn của thầy thuốc. Sau 3 ngày kể từ khi được BS khám, nếu vẫn còn sốt, cần đưa trẻ khám tại cơ sở y tế vì nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng giống sốt virus. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất dễ bị viêm phổi do cha mẹ chủ quan.

Nhiều BS nhi lưu ý thời điểm này bắt đầu vào mùa tiêu chảy do Rotavirus nên cha mẹ cần chú trọng hơn. Tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như cảm lạnh, ngộ độc thực phẩm; thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ mọc răng. "Chính những nhầm lẫn đáng tiếc đó khiến không ít trẻ nhập viện trong tình trạng mất nước do không được điều trị đúng cách" - TS Dũng cảnh báo.

Nguồn: Người lao động

'Kháng sinh' tự nhiên tốt cho trẻ

(Lam me) - Thiên nhiên có rất nhiều vị thuốc chữa bệnh trẻ em hiệu quả, cha mẹ nên biết.

 
yahoo

Thuốc kháng sinh có hại cho sức khỏe trẻ em và cả người lớn vì có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng. Lạm dụng kháng sinh là 'tiếp tay' cho các siêu vi khuẩn và nhiều loại bệnh. Do đó, để con trẻ phát triển khỏe mạnh nhất cả về trí lực và thể lực, cha mẹ có thể điều trị một số 'bệnh' phổ biến của chúng bằng những 'kháng sinh' tự nhiên dưới đây.

1. Sáp ong

'Kháng sinh' tự nhiên tốt cho trẻ - 1

Sáp ong thường được ví như 'bác sĩ thiên nhiên' (Ảnh:Internet)

Sáp ong là một trong những 'kháng sinh' tự nhiên tốt nhất cho trẻ, thường được ví như 'bác sĩ thiên nhiên', thậm chí ở Nga, sáp ong được gọi là penicillin Nga và được sử dụng rộng rãi ở đất nước này.

Nhiều bác sĩ công nhận sáp ong là phương thuốc tốt, giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Vị thuốc này còn kháng khuẩn, chống vi khuẩn có hại hiệu quả mà không tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.

Sáp ong chứa nhiều vitamin A, các acid béo no và không no. Sáp ong có thể dùng để điều trị cảm lạnh, đau cổ họng, xoang, sốt, virus đường ruột, viêm phế quản, nhiễm trùng tai, đau đầu hay bị côn trùng đốt... Nó cũng kích thích hệ miễn dịch và giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Lưu ý: Cho trẻ dùng sáp ong, liều lượng bằng 1/2 liều lượng của người lớn.

2. Dầu Oliu

'Kháng sinh' tự nhiên tốt cho trẻ - 2

Dầu Oliu có tác dụng kháng khuẩn tốt (Ảnh: Internet)

Cây Oliu được mệnh danh là "giống cây của thánh thần". Lá và dầu Oliu có tác dụng kháng khuẩn tốt, chữa lành nhanh các vết nhiễm trùng, ngăn chặn virus sinh sôi và lây lan trong cơ thể. Uống dầu Oliu trị cảm lạnh, cảm cúm, cải thiện hệ miễn dịch... Đặc biệt, dầu Oliu hiệu quả trong việc làm lành các vết xước, vết cắt, bỏng hay phát ban.

Theo True Parenting, đau mắt đỏ - một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em do vi khuẩn và virus gây ra có thể được trị tận gốc bằng dầu Oliu.

3. Mật ong và quế

'Kháng sinh' tự nhiên tốt cho trẻ - 3

Mật ong và quế có tác dụng tăng sức đề kháng. (Ảnh: Internet)

Mật ong + quế là 'kháng sinh' tự nhiên cực tốt cho trẻ mà không có tác dụng phụ. Bài thuốc này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại nhiều vi trùng, vi khuẩn cúm và các bệnh khác.

Mật ong

Mật ong nguyên chất đã được sử dụng điều trị các vấn đề về hô hấp, ho, viêm họng cũng như các bệnh nhiễm trùng da rất hiệu quả.

Một nhà khoa học tại Tây Ban Nha đã chứng minh rằng, trong mật ong có chứa một chất thiên nhiên có khả năng tiêu diệt được các mầm siêu vi của bệnh cảm cúm.

Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì đường ruột của bé còn non nớt.

Quế

Quế có tính kháng khuẩn mạnh, hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, cảm lạnh, cúm, bệnh hô hấp, nhiễm nấm và viêm da. Đặc biệt có tác dụng trong việc giảm rối loạn đường tiêu hóa và nhiễm trùng bàng quang, tăng cường hoạt động của não...

Sử dụng bài thuốc mật ong + quế như thế nào?

Bài liên quan:

Bé bị ốm chỉ nên chữa Đông y?

9 loại thuốc tránh dùng cho trẻ

'Cực nhạy' 5 bài thuốc chữa ho cho trẻ

5 'Không' cho trẻ uống thuốc

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hàng ngày sử dụng mật ong và bột quế để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus tấn công. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mật ong có chứa vitamin và sắt với số lượng lớn. Liên tục sử dụng mật ong sẽ tăng cường corpuscles máu trắng để chống lại vi khuẩn và các bệnh do virus gây ra.

Cảm lạnh

Trẻ em hoặc người lớn bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm nặng nên dùng một muỗng canh mật ong ấm với 1/4 muỗng bột quế hàng ngày, trong 3 ngày. Quá trình này sẽ chữa bệnh ho mãn tính, cảm lạnh, và kể cả các bệnh xoang.

Giảm nhiễm trùng da

Trộn mật ong và bột quế (liều lượng bằng nhau) và bôi lên da để chữa trị nấm ngoài da, eczema và tất cả các loại nhiễm trùng da rất hiệu quả.

Giảm hơi thở hôi

Dân Nam Mỹ, súc miệng với một muỗng cà phê mật ong và bột quế trộn lẫn trong nước nóng vào buổi sáng, do đó, hơi thở của họ luôn mát mẻ trong suốt cả ngày.

Lưu ý

Tuy đây là 3 loại 'kháng sinh' tự nhiên trị được nhiều bệnh nhưng không được dùng tùy tiện cho trẻ. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm trước khi áp dụng.

Hạ Chi (Theo youqueen)

Lạm dụng truyền dịch, cẩn thận tử vong

Nếu lạm dụng truyền dịch, trẻ còn có thể bị tác dụng phụ như sốc dịch, nếu không xử lý kịp thời các biến chứng do sốc rất dễ tử vong.

Con gái tôi 7 tuổi, đang bị sốt virus, sốt cao, người yếu ớt. Bác sĩ ở cạnh nhà bảo tôi nên truyền dịch cho cháu vừa hạ sốt, vừa đỡ hại người. Nhưng một bác sĩ khác lại bảo không nên. Vậy tôi có nên truyền dịch cho cháu không?

(Phí Thị Thanh, Tuyên Quang)

Chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh việc truyền dịch cho trẻ sốt virus sẽ khiến trẻ hạ sốt và đỡ mệt.

Với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Glucose 5% cũng chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần 1 thìa đường. Tương tự như vậy, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt, truyền một chai Lactate Ringer chưa bằng uống một gói oresol.

Trẻ sốt virus có thể được chỉ định truyền dịch khi có biểu hiện nôn, tiêu chảy dẫn tới cơ thể không bù được các chất điện giải qua đường ăn uống. Ngược lại, nếu trẻ không có các biểu hiện trên thì không nên truyền mà nên cho trẻ ăn, uống, vừa khoa học lại hiệu quả hơn nhiều.

Nếu lạm dụng truyền dịch, trẻ còn có thể bị tác dụng phụ như sốc dịch, nếu không xử lý kịp thời các biến chứng do sốc rất dễ tử vong. Vì thế, chị không nên truyền dịch cho cháu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Theo BS Nguyễn Tiến Dũng

(BV Bạch Mai) / Dân Việt

Sốt mò xuất hiện tại thành phố: Biến chứng có thể gây tử vong

GiadinhNet - Bệnh sốt mò thường xuất hiện ở vùng trung du, miền núi, nhưng thời gian gần đây đã xuất hiện ở cả khu vực thành phố.

Vết đốt mò thường ở chỗ kín nên dễ bị bỏ qua.

Điều nguy hiểm là do mò đốt chỉ nổi 1 nốt (có khi 2 nốt) ở chỗ da mềm, ẩm, chỗ kín nên ít người để ý và dễ chẩn đoán nhầm.

Dễ chẩn đoán nhầm

Hai tuần liền anh Kiên Cường (Kim Ngưu, Hà Nội) luôn sốt cao 39 – 40 độ C. Đi khám tại phòng mạch tư, bác sĩ bảo bị sốt virus nên điều trị và cho truyền dịch 10 ngày nhưng vẫn không dứt cơn sốt. Hoảng sợ, anh Cường tìm đến BV Bệnh nhiệt đới TƯ khám lại. Sau những test chẩn bệnh, các bác sĩ phát hiện ra anh bị bệnh sốt mò.

Trước đó, một số người dân ở Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa cũng bị sốt, đi khám được chẩn đoán bị sốt xuất huyết, điều trị không hạ sốt được mới chuyển lên khoa truyền nhiễm (BV Đa khoa Khánh Hòa) và được phát hiện là bị sốt mò.

Theo BS Đặng Hồng Hải (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Bệnh nhiệt đới TƯ), bệnh sốt do ấu trùng mò (gọi là bệnh sốt mò), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do mầm bệnh là Rickettsia orientalis (từ các động vật hoang dã gặm nhấm chuột, thỏ, lợn, các loài chim hoặc vật nuôi như chó, lợn, gà...) gây nên. Ở miền Bắc bệnh lưu hành từ tháng 5 - 10, còn ở miền Nam xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa mưa. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mò đốt, nhưng chủ yếu ở tuổi lao động ở nông thôn, rừng núi (80,5%) với những người làm rừng, khai hoang, săn bắn... dễ mắc.

Bệnh sốt mò có nhiều thể nặng nhẹ khác nhau, tùy vùng và tùy loại mầm bệnh có độc tính cao hay thấp. Sau khi bị ve, mò đốt sẽ ủ bệnh 8 - 12 ngày (sớm hơn là 6 ngày, muộn là 21 ngày). Sau 1-2 tuần người bệnh sẽ sốt cao 39 – 40 độ và kéo dài. Ở thể nhẹ hay có hạch sưng to ở nách, bẹn nhưng không nóng, đỏ và thường xuất hiện cùng sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. Muộn hơn hạch sẽ xuất hiện ở toàn thân. Hạch gần vết loét thường sưng to bằng quả xoan và tưng tức, sau đau dần. Hạch toàn thân sưng ít, đau nhẹ hơn. Sốt 4-7 ngày ngực, bụng sẽ mọc nốt dát, sẩn (ban) nhỏ như hạt kê đến 1cm, rồi lan ra khắp mình (ít khi có ở mặt, lòng bàn tay, gan bàn chân). Người bệnh đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mắt nhức sung huyết, môi khô... Ở giai đoạn muộn có thể bị mê sảng, hạ huyết áp, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa… nhưng không lây truyền sang người khác. Dân địa phương thường ít mắc và mắc thể nhẹ, nhưng khách du lịch dễ mắc thể nặng.

Do mò đốt chỉ nổi 1 nốt (có khi 2 nốt) ở chỗ da mềm, ẩm, kín như bộ phận sinh dục, hậu môn, nách, bẹn, rốn, cổ và không đau, rát, ngứa (80%) nên ít người để ý. Vết loét khỏi da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu đen. Khi sốt cao nốt phổng này loét thì hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc đã nặng và liên tục sốt 39 – 40 độC, hoặc sốt kiểu nối cơn kéo dài từ 15 - 20 ngày. Ở thể nặng sẽ có các biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh, xuất huyết… có thể gây tử vong. Trong khi đó, nếu sớm được chẩn đoán đúng, bệnh nhân sốt mò sẽ hồi phục sức khỏe chỉ sau 3 - 5 ngày điều trị.

Phòng bệnh

Từ đầu năm tới nay, BV Bệnh nhiệt đới TƯ đã điều trị gần 30 ca sốt mò, cao nhất là tháng 8 với 10 ca, tháng 7 là 5 ca.

Theo ThS. Đoàn Đức Hùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn), hiện chưa có vaccine phòng bệnh nên cá nhân tự bảo vệ mình khỏi bị ve, mò đốt. Người ở vùng dễ bị lây bệnh hoặc hay làm việc, đi lại ở rừng núi mặc quần áo có dây chun buộc chặt ở ống quần hoặc gài ống quần, tay áo vào bít tất, thắt chặt ống tay, ống quần, đi giày cao cổ, tất dày, quấn xà cạp… Sau khi đi vào vùng rừng núi, suối… về nên thay đồ giặt ngay, không nên mặc lại. Nhà ở vùng có bệnh lưu hành cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại, phát quang quanh nhà, tổ chức diệt chuột và các loài gặm nhấm.

BS Hồng Hải khuyên, sau những chuyến du lịch tới vùng rừng núi, khe suối về… nếu phát hiện nốt mò đốt hoặc xuất hiện các triệu chứng sốt do mò cần thông báo cho bác sĩ khám để chẩn bệnh. Đặc trưng của bệnh sốt mò là vết loét (có thể thấy ở đùi, bụng, cổ, ngực, lưng…) giống vết muỗi đốt, sau hơi phỏng, rồi vỡ thành vết loét nhỏ đường kính từ 0,5 – 1cm. Khi vết loét khỏi, da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu. Vì vết loét không ngứa, không đau rát, nên bệnh nhân không để ý đến.

Bệnh sốt mò điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh, nếu không được điều trị kháng sinh và không có biến chứng, thông thường sốt kéo dài khoảng 2-3 tuần (cá biệt sốt tới 27 ngày). Bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần.  Không nên để can thiệp muộn vì dễ có biến chứng nguy hiểm. Người bệnh khi sốt tránh tự ý dùng các loại thuốc hạ sốt kẻo để lâu bệnh càng nặng thêm. Vì sốt cao, bệnh nhân ăn uống kém nên dễ bị mất nước điện giải. Do vậy cần bổ sung truyền dịch, uống thuốc an thần, hạ sốt (khi sốt cao), uống nhiều nước, nhất là cam, quýt, bổ sung vitamin C, B1... cho người bệnh.

Dù được điều trị bằng kháng sinh cũng hay bị tái phát, do đó dù đã khỏi, bệnh nhân vẫn phải theo dõi để uống thuốc ngay khi có dấu hiệu tái phát.

Trà Giang

Phòng ốm lúc giao mùa

GiadinhNet - Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thời tiết đang chuyển từ thu sang đông, nhiệt độ ngày-đêm khá chênh nhau, khiến trẻ em và người già rất dễ mắc bệnh.

Khi thấy trẻ sốt cao đột ngột phải đưa đi viện để được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ảnh: Dương Ngọc.

Cúm hoành hành

Theo các chuyên gia: Sở dĩ nhiều người dễ mắc bệnh là do không khí giao mùa khô hơn nên niêm mạc hốc miệng, mũi dễ bị khô, khiến dịch nhầy dễ đông vón, gây chảy máu cam, viêm mũi cấp và mãn tính. Cảm cúm cũng hay gặp, có thể biến chứng sang viêm họng - sốt.

Bác sĩ Trung Anh (Viện Lão khoa TƯ) chia sẻ: Thời điểm giao mùa, người già cũng dễ phát chứng đau khớp và khớp cấp tính. Nhiều người cao tuổi nhập viện do các bệnh về đường hô hấp, tim mạch (như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, tăng huyết áp...) Nguyên nhân có thể do tập thể dục sáng sớm hoặc quá khuya khi nhiệt độ xuống thấp, nhiều sương, lại hay có mưa nhỏ… nên bị nhiễm lạnh, viêm phổi. Thậm chí có người bị đột quỵ với các triệu chứng tức thời như nói ngọng, cấm khẩu, méo mồm.

Giao mùa có 3 loại virus cúm A, B, C nếu bùng phát mạnh sẽ gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch. Dạng cúm B còn biểu hiện giống viêm ruột thừa, nhiễm trùng và các virus còn làm tăng nặng bệnh viêm phế quản mạn tính, hen. Khi biến chứng, bệnh có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa…Nhóm bệnh lý tiêu hóa như tiêu chảy cấp cũng dễ gặp. Nhiều người cơ thể dễ bị nhiệt, với triệu chứng tim đập nhanh, người nóng bừng, miệng và môi khô, bồn chồn, nghiêm trọng hơn là bị loét miệng, viêm họng... ảnh hưởng đến ăn uống. Trong không khí, môi trường xuất hiện nhiều dị nguyên mới (phấn hoa, bụi…) gây viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), hen phế quản, viêm tiểu phế quản… Mùa này dễ bị ký sinh trùng và muỗi đốt bị sưng đỏ tấy, ngứa, nếu gãi loét da sẽ bị nhiễm khuẩn, mưng mủ...

Cách phòng tránh

Tránh xa mầm bệnh bằng cách rửa tay với xà phòng thường xuyên, tránh để mũi, mắt tiếp xúc tay bẩn bởi tay có thể mang vi khuẩn gây bệnh từ người khác. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh virus cúm xâm hại. Không dùng chung cốc uống nước với người khác. Thường xuyên lau rửa sạch sẽ các vật dụng như nắm cửa, điện thoại… Để tránh tiêu chảy, nên vệ sinh ăn uống thật tốt, ăn chín, nóng sốt.

Người già tránh đi ra ngoài và thay đổi tư thế đột ngột. Luôn giữ ấm đầu, cổ, ngực và bàn chân khi trời lạnh, có mưa. Không nên tập thể dục quá sớm để tránh bị nhiễm lạnh. Tạo thói quen nghỉ ngơi có giờ giấc, không nên thức khuya.

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng: Một số bà mẹ thấy con ho, sốt hay mang đơn thuốc cũ ra hiệu thuốc mua về cho uống- việc này rất nguy hiểm vì biểu hiện bệnh có thể giống nhau, nhưng gốc bệnh lại khác và chỉ bác sĩ mới phân biệt được để quyết định nên hay không nên cho uống kháng sinh với liều lượng, thời gian cụ thể.

Hay một số bà mẹ cứ nghĩ con bệnh nhẹ, tự chữa ở nhà, đến khi không khỏi mới đi khám thì trẻ đã viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi còn non nớt, bệnh sẽ chuyển nặng nhanh nếu không chữa trị sớm. "Mọi người cần biết là mỗi loại thuốc chỉ phù hợp với từng loại bệnh, thể trạng mỗi người và cần được bác sĩ khám và chỉ định mới dùng thuốc, nhất là kháng sinh. Không nên dùng đơn thuốc cũ, hay tự ý mua thuốc cho con uống, bởi mỗi đơn chỉ có giá trị cho một lần khám, chữa và cũng chỉ trong một thời gian nhất định"- BS Tiến Dũng nói.

Nếu trẻ sốt cao cần hạ sốt đúng cách (cho uống thuốc hạ sốt, làm mát), cặp nhiệt độ theo dõi sát và nên đưa đi bệnh viện. Trẻ sơ sinh và những trẻ biếng ăn kéo dài, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ lây bệnh, diễn biến xấu nhanh, khó lường. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu thấy bú ít hơn, khóc khi bú hoặc bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường, đầu gật gù, ngủ li bì thì cần đưa đi viện ngay. Đặc biệt cảnh giác khi trẻ sốt cao (do triệu chứng ban đầu của sốt virus khá giống với sốt xuất huyết, viêm não)... nên khi thấy trẻ sốt cao đột ngột phải đưa đi viện để được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Với cảm cúm không tự tiện uống kháng sinh vì vừa không khỏi, vừa có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm. Virus cúm biến đổi nhanh, người dễ mắc (người già, trẻ em), do đó cần bổ sung vitamin C, kẽm cho cơ thể để phòng ngừa. Để tránh viêm phổi, người già - trẻ em cần giữ ấm, tránh lạnh, ẩm, gió lùa... nếu thấy ho - sốt kéo dài, khó thở... phải đi khám sớm.

Vấn đề vệ sinh răng miệng cũng cần được lưu ý, đặc biệt với trẻ em.  Nên tăng cường ăn các món canh từ hẹ, rau quả nhiều vitamin C (cam, chanh, quít, bưởi, su hào, giá đậu…). Trẻ em có thể dùng lá húng chanh 2-3 lá/ngày hấp với đường phèn (mật ong) cho uống hàng ngày. Người dễ bị cảm thì nên ăn món hành nấu đậu phụ rất có hiệu quả. Gừng tươi giã nát, pha nước ấm uống sẽ giảm buồn nôn, tiêu chảy và làm ấm người. Súp gà và đồ uống nóng (sữa, trà) tăng sự bài tiết của mũi, giảm triệu chứng cảm cúm.

Hà Dương