Trẻ sốt virus: không được phép coi thường

Sốt virus có nhiều điều nguy hiểm khó lường và không được phép chủ quan khi trẻ em bị nhiễm bệnh. TS Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, trẻ bị bệnh khi nhiễm virus thường sốt cao, kèm theo ớn lạnh, đau nhức đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc… Với sốt do virus, nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể bị viêm thanh quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

Trẻ sốt virus: không được phép coi thường

Không được phép coi thường khi trẻ bị sốt virus

Trẻ bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Người bệnh, nhất là trẻ em khi bị sốt cáo 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc…nếu không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, có thể dân đến suy hô hấp, thiếu oxy não, làm suy giảm trí tuệ hoặc nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.

Bệnh nhân nhiễm virus tuyệt đối không tự dùng kháng sinh, tự đi truyền dịch, lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì xông họng kéo dài sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, họng. Không nên uống liên tục thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào trán, mặt, cổ, bẹn, nách, lưng, bụng trẻ. Không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau cho trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn. Cần đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời, không để suy hô hấp nặng mới đi cấp cứu.

Do sốt virus không có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng cao thể trạng, chống các cơn co giật, sốc…hoặc điều trị các biến chứng nếu có. Bổ sung nước trái cau, dung dịch oresol, vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ.

0 comments:

Post a Comment